Chuyển đến nội dung
  • Gói xét nghiệm
    • Chăm sóc thai kỳ
      Phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị ung thư​
      Tầm soát bệnh di truyền
      Chẩn đoán bệnh di truyền
      Chăm sóc thai kỳ
      Phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị ung thư​
      Tầm soát bệnh di truyền
      Chẩn đoán bệnh di truyền
  • Về chúng tôi
    • Vì cộng đồng
    • Dành cho doanh nghiệp
    • Liên hệ
    • Tin tức
  • Hỗ trợ
    • Tư vấn di truyền
    • Câu hỏi thường gặp (FAQ)
  • Gói xét nghiệm
    • Chăm sóc thai kỳ
      Phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị ung thư​
      Tầm soát bệnh di truyền
      Chẩn đoán bệnh di truyền
      Chăm sóc thai kỳ
      Phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị ung thư​
      Tầm soát bệnh di truyền
      Chẩn đoán bệnh di truyền
  • Về chúng tôi
    • Vì cộng đồng
    • Dành cho doanh nghiệp
    • Liên hệ
    • Tin tức
  • Hỗ trợ
    • Tư vấn di truyền
    • Câu hỏi thường gặp (FAQ)
  • Về chúng tôi
  • Chăm sóc thai kỳ
    • triSure Procare NIPT
    • triSure First NIPT
    • triSure NIPT
    • triSure Carrier
    • babySure
  • Phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị ung thư
    • Spot-Mas
    • K-TRACK
    • OncoGS
  • Khám phá bản thân
    • GenLove Kid Premium
    • GenLove Kid
    • GenLove Fit
    • GenLove Skin
    • GenLove Me
  • Tầm soát bệnh di truyền
    • GenCare Premium
    • MenCare
    • PinkCare
    • oncoSure
    • oncoSure Plus
    • GenLDL
  • Chẩn đoán bệnh di truyền
    • Bệnh ty thể
    • CNVSure
    • Diagsure
    • G4500/CES
    • WGS
  • Trung tâm hỗ trợ khách hàng
    • Tư vấn di truyền
    • Câu hỏi thường gặp (FAQ)
  • Thông tin cần biết
    • Tuyển dụng
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách mua hàng
    • Thông tin dịch vụ
    • Điều khoản sử dụng
0 ₫ 0 Cart
GS Guest
Tiếng Việt
  • English
Đăng nhập

Câu hỏi thường gặp

Các câu hỏi thường gặp của khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm và dịch vụ của Gene Solution sẽ được đăng tải và cập nhật ở đây.

Những câu hỏi thường gặp trong xét nghiệm:

Sau khi giải mã gen, tôi nhận được gì?
Có dịch vụ phân tích gen sớm hơn 7 ngày không?

Trong trường hợp khẩn cấp, có sự đề nghị của bác sĩ điều trị, chúng tôi nỗ lực rút ngắn thời gian phân tích gen. Tuy nhiên, với các trường hợp thông thường, chúng tôi cần thận trọng phân tích và đánh giá từng mẫu gen trước khi gửi một kết quả quan trọng đến tay khách hàng.

Vì sao không lấy mẫu DNA từ tóc, móng hay nước bọt?

Lấy DNA từ niêm mạc má là kỹ thuật hiện đại và hiệu quả, đang được các công ty về gen sử dụng trên toàn cầu. Niêm mạc má là phần cơ thể chứa nhiều DNA, chà phết đơn giản, dễ bong tróc, người không chuyên trong ngành y vẫn có thể tự lấy niêm mạc má vừa đủ lượng và nồng độ DNA để phân tích.

Báo cáo chi tiết được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học nào?

Báo cáo chi tiết được hoàn thiện bởi đội ngũ bác sĩ và nhà khoa học về Di truyền hàng đầu tại Việt Nam; đối chiếu thông tin trên thư viện gen toàn cầu ClinVar, cùng hàng loạt nghiên cứu được giới khoa học công nhận và tin cậy.

Ai sẽ tư vấn cho tôi về kết quả giải mã gen?

Chuyên viên chăm sóc khách hàng, chuyên gia và bác sĩ di truyền (tùy gói dịch vụ và kết quả).

Ngoài email, tôi có thể nhận kết quả xét nghiệm gen bằng cách nào khác?

Chúng tôi khuyến khích khách hàng nhận kết quả qua email (thư điện tử) vì tính bảo mật và nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu khách hàng cần bản cứng (kết quả), chúng tôi sẽ in ấn và chuyển phát theo đường bưu điện về địa chỉ của quý vị. Thời gian chuyển phát sẽ không tính vào thời gian chuẩn của cách thức gửi email, chi phí in ấn – vận chuyển có thể phát sinh và quý vị vui lòng thanh toán riêng.

Sau khi giải mã gen, tôi nhận được gì?

Tùy gói phân tích, kết quả sẽ báo cáo vùng gen cụ thể đã được kiểm tra, liệu có phát hiện biến thể (gen) bất thường nào không, biến thể đó được giới y khoa – di truyền khẳng định là “gây bệnh” hay “chưa xác định ý nghĩa”… Báo cáo giải thích chi tiết ý nghĩa của xét nghiệm đối với sức khỏe bạn và người thân (nếu có). Đây là kết quả tham chiếu quan trọng cho bác sĩ điều trị của bạn, cũng như gia đình trong quá trình chăm sóc, tập luyện và điều chỉnh lối sống. Ngoài ra, bạn sẽ được tư vấn sâu hơn bởi đội ngũ chuyên viên, bác sĩ và chuyên gia di truyền nếu còn chưa hiểu bất cứ chi tiết nào trong báo cáo.

Các xét nghiệm:
  • Chăm sóc thai kỳ
    • Tiền căn gia đình không có ai bị dị tật, vậy thai phụ có nên thực hiện triSure NIPT hay không?
      Theo bác sĩ chuyên khoa, tất cả thai phụ đều cần làm xét nghiệm NIPT. Đây là phương pháp an toàn, hiệu quả để phát hiện các nguy cơ bất thường số lượng nhiễm sắc thể. NIPT cũng cho kết quả chính xác và cụ thể hơn các xét nghiệm sàng lọc thông thường trong ba tháng đầu thai kỳ.
    • Thai phụ đã làm xét nghiệm triSure NIPT lúc 9 tuần, vậy đến 11-13 tuần có cần siêu âm đo độ mờ da gáy không?
      Siêu âm hình thái học thai nhi và đo độ mờ da gáy ở tuần 12 của thai kỳ ngoài mục đích sàng lọc hội chứng Down và một số hội chứng bất thường nhiễm sắc thể khác, còn có thể thấy được một số dị tật lớn về tim hoặc xương. Dù phương pháp siêu âm đo độ mờ da gáy có độ chính xác giới hạn, nhưng thai phụ không nên chủ quan mà bỏ qua.
    • Thực hiện triSure NIPT từ tuần thai bao nhiêu thì đạt độ chính xác cao nhất?
      triSure NIPT chỉ lấy 10ml máu của mẹ, không xâm lấn nên an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và thai nhi. triSure NIPT có ưu điểm là thực hiện được từ tuần thứ 09 của thai kỳ, rất sớm để biết được những bất thường. Vì vậy, việc điều trị hay can thiệp cũng dễ dàng hơn khi phát hiện muộn. Điều này giúp đảm bảo thai nhi phát triển tốt hơn, hoặc tránh được những ảnh hưởng về tâm lý cho thai phụ khi phải can thiệp xâm lấn.
    • Xét nghiệm triSure NIPT bao lâu mới có kết quả?
      Thông thường, mẹ sẽ nhận kết quả sau 5 ngày làm xét nghiệm. Quy trình phân tích ADN đòi hỏi thời gian cũng như các quy định cần tuân thủ. Bởi vậy mà dù lo lắng nhưng các bậc phụ huynh hãy giữ bình tĩnh trong suốt quá trình chờ đợi kết quả để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.
    • Xét nghiệm triSure NIPT có cần nhịn ăn không? Thai phụ cần lưu ý gì khi làm xét nghiệm?
      Hầu hết các xét nghiệm máu thông thường đều có “thủ tục” bắt buộc: nhịn ăn trước khi lấy máu và thực hiện vào buổi sáng. Nhưng với xét nghiệm sàng lọc dị tật trước sinh triSure NIPT, do sử dụng phương pháp phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ (ADN tự do của thai nhi là không thay đổi) nên thai phụ không cần nhịn ăn, cũng như có thể lấy máu vào các thời điểm trong ngày. Vì điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
    • Xét nghiệm triSure NIPT cho kết quả nguy cơ cao (Dương tính) thì thai phụ cần làm gì tiếp theo?
      Tuy triSure NIPT có độ chính xác rất cao nhưng chỉ là xét nghiệm sàng lọc, không phải xét nghiệm chẩn đoán xác định. Nếu có kết quả NIPT là Dương tính, việc thai phụ cần làm tiếp theo là tiến hành sinh thiết gai nhau (thai 11-13 tuần) hoặc chọc ối (thai > 15 tuần) để chẩn đoán xác định thai có thật sự mắc dị tật bẩm sinh hay không. Gene Solutions sẽ hỗ trợ chi phí thực hiện chọc ối/ sinh thiết gai nhau tối đa 3.500.000 đồng. Đồng thời, hỗ trợ miễn phí xét nghiệm gen chẩn đoán CNVSure trị giá 4.500.000 đồng nếu mẫu gai nhau/mẫu ối của thai phụ được gửi về Gene Solutions để thực hiện.
    • Kết quả xét nghiệm triSure NIPT mang ý nghĩa gì?
      Sau 5 ngày thai phụ sẽ nhận được kết quả xét nghiệm triSure NIPT, gồm:
      • Âm tính: Xét nghiệm không phát hiện bất thường số lượng nhiễm sắc thể trong phạm vi khảo sát. Thai phụ nên tiếp tục khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi thai qua siêu âm.
      • Dương tính: Xét nghiệm phát hiện thai có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh do bất thường số lượng nhiễm sắc thể. Thai phụ cần tư vấn với bác sĩ chỉ định về kết quả xét nghiệm.
    • Vì sao từ 48-72 giờ sau sinh là thời điểm vàng để thực hiện babySure?
      • Lấy máu quá sớm (trước thời điểm 24h) sẽ dẫn đến kết quả dương tính giả.
      • Sau 72 giờ, việc lấy máu vẫn có thể tiến hành mà giá trị xét nghiệm không thay đổi.
      • Tuy nhiên lấy mẫu quá muộn sẽ không đảm bảo được mục tiêu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.Vì vậy, thời điểm lý tưởng để thực hiện xét nghiệm sàng lọc là 48-72 giờ sau khi bé sinh ra để có kết quả chính xác, cũng như sớm có biện pháp bảo vệ cho bé.
    • Tại sao phải lấy máu ở gót chân mà không phải là chỗ nào khác?
      Mục đích lấy máu gót chân bé là vì lượng máu ở đây khá dồi dào nên đủ lượng cần thiết cho xét nghiệm. Thêm vào đó, phần gót chân trẻ kém nhạy cảm hơn so với các bộ phận khác nên khi chích lấy máu trẻ sẽ ít bị đau hơn.
    • Việc lấy máu gót chân cho bé diễn ra như thế nào? Có nguy hiểm gì không?
      Trong 48 giờ sau sinh, nhân viên y tế sẽ dùng một kim chích đặc biệt để lấy 1-2 giọt máu ở gót chân của trẻ thấm lên một tờ giấy chuyên dụng đạt chuẩn (có hạn sử dụng) và để khô tự nhiên rồi mang đi xét nghiệm. Việc lấy máu khá nhanh và trẻ sẽ không bị ảnh hưởng gì nên cha mẹ không cần quá lo lắng.
    • Biểu hiện bên ngoài của 5 bệnh này như thế nào?
      • Suy giáp bẩm sinh: Bệnh gây rối loạn hình thành tuyến giáp, với các biểu hiện: phù niêm, vàng da, chậm lớn. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ gây chậm phát triển tâm vận động, đần độn ở trẻ.
      • Thiếu men G6PD: Thiếu hụt men sẽ dẫn đến hồng cầu dễ bị vỡ, gây nên tình trạng thiếu máu tán huyết và vàng da sơ sinh. Ở trẻ sơ sinh, bilirubin tự do ứ nhiều sẽ thấm vào não gây tổn thương não không hồi phục và sẽ ảnh hưởng đến phát triển trí não của bé về sau.
      • Tăng sản thượng thận bẩm sinh: Bao gồm 2 thể:
        • Thể mất muối: giảm natri, tăng kali máu, mất nước, giảm huyết áp, chậm tăng cân, hạ đường huyết.
        • Thể nam hóa đơn thuần: biểu hiện nam hóa ở trẻ gái: phì đại âm vật, hai môi lớn dính nhau. Ở bé trai biểu hiện dậy thì sớm.
      • Rối loạn chuyển hóa Galactose: Trẻ sơ sinh không dung nạp với Galactose trong sữa có thể dẫn đến đục thuỷ tinh thể, chậm phát triển tâm thần vận động, có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
      • Phenylketon niệu: Bệnh dẫn đến thiếu hụt men giúp chuyển hoá phenylalanine (có trong sữa và thức ăn có đạm). Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên tổn thương não không hồi phục, đầu nhỏ, thiểu năng trí tuệ.
    • Xét nghiệm oncoMSIPCR là gì và có lợi ích ra sao?
      Là phương pháp khảo sát và xác định hình thái MSI bằng phương pháp multiplex PCR để giúp đánh giá mức đáp ứng với các liệu pháp ức chế miễn dịch và sàng lọc hội chứng lynch.
    • Xét nghiệm NIPT có ưu điểm nổi bật gì so với phương pháp sàng lọc truyền thống Double test, Triple test?
      NIPT (Non-Invasive Prenatal Testing) là xét nghiệm trước sinh không xâm lấn tiên tiến nhất hiện nay, cũng là xu hướng được khuyến cáo bởi các hiệp hội uy tín. Cũng là sử dụng máu mẹ, nhưng NIPT lại phân tích các DNA ngoại bào của nhau thai phóng thích trong máu mẹ nhằm phát hiện các dị tật bẩm sinh phổ biến do bất thường số lượng nhiễm sắc thể như: Down, Edwards, Patau… Điều này cho thấy một giá trị lớn về tính chính xác của xét nghiệm này dựa trên DNA.
    • Thai phụ làm xét nghiệm NIPT có thể bỏ qua Double test không?
      Xét nghiệm NIPT phiên bản Việt – triSureFirst được phát triển dựa trên đặc điểm di truyền của người Việt cho độ chính xác vượt trội với độ nhạy 98%, độ đặc hiệu 99% và tỷ lệ dương tính giả <1%, có thể thay thế hoàn toàn cho phương pháp sàng lọc trước sinh truyền thống như Double test.
    • Tiền căn gia đình không có ai bị dị tật, vậy thai phụ có nên thực hiện NIPT hay không?
      Theo bác sĩ chuyên khoa, tất cả thai phụ đều cần làm xét nghiệm NIPT. Đây là phương pháp an toàn, hiệu quả để phát hiện các nguy cơ bất thường số lượng nhiễm sắc thể. NIPT cũng cho kết quả chính xác và cụ thể hơn các xét nghiệm sàng lọc thông thường trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Khám phá bản thân
    • Người làm GenLove sẽ nhận được những thông tin nào trong bảng kết quả?
      Trong bảng kết quả phân tích, bạn sẽ nhận được các thông tin sau:
      1. Thông tin kết quả tổng quan dựa trên bản đồ gen của người làm phân tích.
      2. Thông tin về phạm vi khảo sát và quy trình kỹ thuật thực hiện.
      3. Phân tích kết quả chi tiết xoay quanh các đặc tính di truyền liên quan đến gen đã phân tích bao gồm:
        • Tính cách: Hướng nội - hướng ngoại, mạnh mẽ - nhạy cảm
        • Tiềm năng: sức mạnh - sức bền cơ bắp, năng khiếu ngôn ngữ, khả năng cảm âm tuyệt đối
        • Sức khỏe tinh thần thể chất: trí nhớ dài hạn, nguy cơ tăng cân, hàm lượng Vitamin D...
      4. Lời khuyên dành riêng cho người làm phân tích
      5. Lời khuyên cho phụ huynh
      6. Các tài liệu tham khảo
    • GenLove có hỗ trợ thu mẫu tại nhà không?
      GenLove có đến 2 cách thu mẫu và bạn có thể lấy mẫu tại nhà. Tuy nhiên tùy theo khu vực, Gene Solutions có thể bố trí chuyên viên qua lấy mẫu, hoặc bạn có thể tự lấy mẫu (theo hướng dẫn và sử dụng bộ kit lấy mẫu của Gene Solutions cung cấp) sau đó chuyển về công ty qua các dịch vụ vận chuyển.
    • Tại sao GenLove chỉ khảo sát 37 gen, trong khi một số nơi làm hơn 100 gen?
      GenLove chỉ khảo sát các gen liên quan đến các đặc điểm có bằng chứng khoa học mạnh nhất. Một số đặc điểm khác như trí tuệ, các năng khiếu… khoa học chưa tìm được các gen liên quan rõ ràng. Vì đặt yếu tố chính xác lên hàng đầu nên chúng tôi chỉ khảo sát các gen có bằng chứng khoa học tốt nhất hiện nay.
    • Độ chính xác của GenLove như thế nào, có đáng tin cậy không?
      Kết quả giải mã GenLove dựa vào bằng chứng là các nghiên cứu khoa học uy tín trên thế giới.
    • GenLove có gì khác so với sinh trắc vân tay?
      Đây là hai dịch vụ khác nhau. Mỗi người có một bộ gen riêng biệt, gen là yếu tố quy định một cá nhân sẽ phát triển/trưởng thành như thế nào. GenLove khảo sát các gen có bằng chứng khoa học mạnh nhất đã được chứng minh bởi các nghiên cứu khoa học uy tín trên thế giới. Sinh trắc vân tay khảo sát các đặc tính dựa trên dấu vân tay. Mối tương quan giữa vân tay và đặc điểm của một người là yếu tố cần xem xét. Đồng thời cũng cần cân nhắc tính bảo mật khi cung cấp dấu vân tay cá nhân.
    • Tại sao tôi ăn rất ít nhưng cân nặng 5 năm hầu như không giảm. Phân tích gen sẽ giúp tôi biết khả năng giảm cân trong tương lai của mình không?
      Lượng thức ăn ăn vào ảnh hưởng đến cân nặng không chỉ do liều lượng mà còn về thành phần. Nếu bạn ăn ít nhưng chủ yếu là các loại thực phẩm giàu năng lượng, nhiều chất béo xấu (trans-fat), cộng thêm lối sống ít vận động, ít tập thể dục thể thao thì việc giảm cân tự nhiên là không thể. Phân tích gen sẽ giúp bạn hiểu thêm về các đặc tính chuyển hóa, trao đổi chất của cơ thể mình, nhưng chỉ vậy thôi thì chưa đủ đến kết luận tương lai bạn có giảm cân được nhiều hay không. Bạn còn cần điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt, tập luyện cho hợp lý thì mới có thể giảm cân hiệu quả.
    • Khả năng chuyển hóa tinh bột quyết định đặc điểm gì về thể hình?
      Tinh bột được cơ thể chuyển hóa thành glucose, sau đó phân giải thành các phân tử ATP cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nguồn ATP cần được tái tạo liên tục để cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhất là khi vận động nặng. Cơ thể sẽ dùng nguồn glucose được dự trữ trong cơ và máu để phục hồi lượng ATP tiêu tốn trong tập luyện và vận động. Khả năng phân giải glucose của cơ thể nếu như không đủ “công suất” để cung cấp năng lượng ATP thì sẽ không thể tập luyện cường độ cao và thời gian dài. Lượng glucose dư thừa, không thể chuyển hóa thành năng lượng sẽ được chuyển hóa thành mỡ dự trữ.
    • Sau khi có kết quả phân tích gen, tôi có biết được môn thể thao nào phù hợp với cơ thể mình không?
      Kết quả phân tích gen sẽ cho biết các đặc tính nổi trội về chuyển hóa chất của cơ thể, cung cấp thông tin tham khảo giúp bạn điều chỉnh khẩu phần ăn và lối sống, trong đó có chế độ tập luyện hợp lý nếu muốn quản lý cân nặng. Việc tập luyện và chơi thể thao là rất tốt nhưng còn tùy vào thể trạng và bệnh lý nền (nếu có) của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định tham gia một môn thể thao nào đó nhé.
    • Tôi ăn chất béo hay bị khó tiêu. Phân tích gen có thể lý giải tôi biết lý do vì đâu không?
      Chướng bụng khó tiêu là một dạng bệnh lý tiêu hóa do nhiều nguyên nhân, ví dụ như bữa ăn không cân đối (nhiều chất béo, nhiều rượu bia, đồ uống có gas), ăn nhanh, không nhai kỹ trước khi nuốt, ăn không đúng giờ làm dạ dày quá no hoặc quá đói, hoặc mắc các bệnh về tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng. Phân tích gen chỉ cung cấp thông tin tham khảo về khả năng chuyển hóa chung của cơ thể, không khảo sát toàn bộ các yếu tố liên quan đến bệnh lý tiêu hóa.
    • Nếu gen có ưu thế trong việc hình thành khối cơ mới, nhưng tôi ít luyện tập, vậy gen này có cố định hay sẽ mất dần theo độ tuổi?
      Gen và các yếu tố di truyền có mặt trong mọi tế bào của cơ thể, và có khả năng di truyền cho đời sau. Gene sẽ không mất đi theo độ tuổi nhưng biểu hiện của gen sẽ có thể bị ảnh hưởng của tuổi tác và môi trường.
  • Phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị ung thư
    • Phương pháp lấy mẫu của K-TRACKTM?
      K-TRACK TM được thực hiện dựa trên mẫu mô u (FFPE) (6-10 lát cắt) và mẫu máu của bệnh nhân ung thư.
    • Tồn dư tối thiểu là gì?
      Tồn dư tối thiểu (MRD) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một số lượng rất nhỏ các tế bào ung thư trong cơ thể sau khi điều trị ung thư. ​
    • K-TRACK TM là gì? Kết quả K-TRACK TM có ý nghĩa như thế nào?
      Phương pháp giúp phát hiện tồn dư tối thiểu của khối u, nếu kết quả xét nghiệm dương tính có nghĩa là bệnh vẫn còn, và có nguy cơ tái phát rất cao sau điều trị. Nếu K-TRACK TM có âm tính thì có nghĩa là không có bệnh được phát hiện sau khi điều trị.​ Từ kết quả K-TRACK TM, các bác sĩ sử dụng để đo lường hiệu quả đáp ứng điều trị và dự đoán bệnh nhân nào có nguy cơ tái phát ung thư và nguy cơ cao hay thấp, thời gian để ung thư trở lại là bao lâu?
    • Các phương pháp được sử dụng để đo lường bệnh tồn dư tối thiểu là gì?​
      Các xét nghiệm được sử dụng rộng rãi nhất để đo lường K-TRACK TM bao gồm phép đo tế bào dòng chảy (flow cytometry), phản ứng chuỗi polymerase (PCR) và giải trình tự gen thế hệ mới (Next Generation Sequencing).​
    • Thời điểm nên thực hiện K-TRACKTM là khi nào?​
      Thời điểm thực hiện K-TRACKTM phụ thuộc vào nhiều yếu tố cụ thể đối với riêng từng bệnh nhân. Thông thường sẽ thực hiện ở 3 giai đoạn chính:​​
      • Trước và sau thực hiện phẫu thuật từ 2-4 tuần​.​
      • Trước và sau khi kết thúc phác đồ điều trị và mỗi 2-3 chu kỳ trong quá trình điều trị.​
      • ​Mỗi 3 tháng/2 năm đầu tiên và mỗi 6 tháng/3 năm tiếp theo.​
    • Sau bao lâu có thể trả kết quả K-TRACKTM?
      • Ít nhất 21-30 ngày ở lần thực hiện K-TRACK TM đầu tiên.​
      • ​Ít nhất 7 ngày ở những lần thực hiện lặp lại.​
      • ​Sau 7-10 ngày, có kết quả đột biến cho điều trị đích (phổi, vú, đại trực tràng)​.
    • K-TRACK TM có tác động như thế nào đến việc điều trị ung thư?
      K-TRACK TM có ảnh hưởng tích cực trong việc cung cấp thông tin và xây dựng định hướng điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân, giúp phân loại những bệnh nhân cần được áp dụng phương pháp điều trị tăng cường khác trong việc điều trị triệt căn tồn dư tối thiểu của khối u.​
    • Những điểm cần lưu ý khi thực hiện K-TRACKTM?
      K-TRACKTM không dùng cho:​
      • Đánh giá điều trị tân hỗ trợ/bổ trợ (neoadjuvant) trước phẫu thuật.​
      • Bệnh nhân ung thư đang tái phát.​
      • Bệnh nhân đang mang thai.​
      • Bệnh nhân có tiền sử ghép tuỷ hoặc truyền máu toàn phần trong vòng 3 tháng.
    • Vì sao theo dõi tái phát ung thư là rất quan trọng?​
      Phát hiện sớm ung thư tái phát cho phép các bác sĩ và các chuyên gia ung bướu dựa vào kết quả xét nghiệm đưa ra quyết định chính xác về:
      • Khả năng đáp ứng của bệnh nhân với quá trình điều trị như thế nào? ​
      • Xác định bệnh nhân cần điều trị hỗ trợ nữa không? ​
      • Có hay không dấu hiệu ung thư tái phát trở lại hay ung thư tiến triển?​
      Phương pháp chẩn đoán hình ảnh học hiện nay đang là công cụ phổ biến nhất để phát hiện dấu hiệu của ung thư tái phát bao gồm chụp CT scan, nội soi, MRI, PET scan, và chụp nhũ ảnh. Tuy nhiên, các phương pháp này có điểm hạn chế về khả năng phát hiện tồn dư tối thiểu của khối u hoặc những dấu hiệu rất nhỏ của ung thư tồn tại trong cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời, tế bào ung thư này sẽ tiếp tục sinh trưởng và nguyên nhân tái phát ung thư.
    • Tại sao cần phải đánh giá mức ổn định vi vệ tinh?
      Đánh giá mức đáp ứng các liệu pháp miễn dịch để lựa chọn phác đồ điều trị cá nhân hóa có chọn lọc và sàng lọc hội chứng Lynch.
    • Xét nghiệm oncoMSIPCR là gì và có lợi ích ra sao?
      Là phương pháp khảo sát và xác định hình thái MSI bằng phương pháp multiplex PCR để giúp đánh giá mức đáp ứng với các liệu pháp ức chế miễn dịch và sàng lọc hội chứng lynch.
    • Xét nghiệm oncoMSIPCR được lấy mẫu như thế nào?
      Lấy mẫu máu và mẫu mô khối u.
    • Đối tượng nào có thể thực hiện xét nghiệm oncoMSIPCR để khảo sát MSI?
      oncoMSIPCR được chỉ định khảo sát ở những bệnh nhân được chẩn đoán mắc 4 loại ung thư: đa-trực tràng, nội mạc tử cung, dạ dày và thực quản.
    • Vai trò của xét nghiệm oncoMSIPCR trong điều trị ung thư?
      Thực hiện xét nghiệm oncoMSIPCR để khảo sát MSI nhằm biết được mức đáp ứng trong điều trị miễn dịch. Đối với lĩnh vực ung thư, điều trị miễn dịch được xem là một bước tiến quan trọng khi không chỉ giúp tăng sức mạnh miễn dịch để chống lại các tế bào ung thư một cách chọn lọc, mà còn giúp tăng tỷ lệ sống còn và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân giai đoạn đã tiến triển xa.
    • Tại sao lại là K-4CARE?
      Xét nghiệm K-4CARE với 4 phạm vi khảo sát: (1) Khảo sát dấu ấn miễn dịch (TMB, MSI, PD-L1) trên 473 gen, (2) Khảo sát đột biến Soma trong điều trị đích, (3) Khảo sát đột biến di truyền, (4) Khảo sát tồn dư tối thiểu khối u trong quá trình theo dõi điều trị.
    • Vì sao nên khảo sát đến 473 gen thay vì chỉ cần một vài loại thường gặp trong các loại ung thư phổ biến?
      Xét nghiệm K-4CARE là một trong những loại xét nghiệm toàn diện nhất hiện nay liên quan đến đột biến gen gây nên ung thư. Với 473 gen cho phép các bác sĩ khảo sát được các đột biến thay thế, đột biến chèn, mất điểm, đột biến lặp và chuyển đoạn và phân tích mật độ đột biến khối u (TMB), bất ổn định vi vệ tinh (MSI). Qua đó cung cấp cái nhìn tổng thể để các bác sĩ có thể đưa ra các liệu pháp phù hợp nhất.
    • Tôi có thể thực hiện xét nghiệm K-4CARE ở đâu?
      Bệnh nhân có thể đến các bệnh viện có liên kết cùng Gene Solutions, để thực hiện xét nghiệm này, bệnh nhân cần được chỉ định bởi bác sĩ điều trị trực tiếp. Gene Solutions luôn đồng hành cùng bệnh nhân, để hỗ trợ thêm các thông tin về xét nghiệm, vui lòng liên hệ hotline 0287 101 8688.
    • K-4care thích hợp sử dụng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn nào?
      K-4CARE được áp dụng chủ yếu cho giai đoạn tiến xa, hoặc di căn (giai đoạn III, IV). Tuy nhiên, các bệnh nhân nên xét nghiệm ngay từ giai đoạn sớm để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
  • Tầm soát bệnh di truyền
    • Gen là gì? Tại sao lại cần làm xét nghiệm gen để xác định ung thư di truyền?
      Gen là đơn vị di truyền cơ bản nhất và là một đoạn phân tử DNA có chức năng di truyền xác định. Mỗi gen của chúng ta có 2 bản sao, 1 nhận từ cha và 1 nhận từ mẹ. Mỗi gen chứa thông tin di truyền mã hóa cho các hoạt động/chức năng của cơ thể, từ khuynh hướng phát triển của một cá nhân đến khuynh hướng bệnh tật. Trong đó có cả khuynh hướng phát triển ung thư.
    • Giá trị của việc tầm soát nguy cơ ung thư do gen/ung thư di truyền là gì?/Vì sao tôi cần tầm soát nguy cơ ung thư di truyền?
      Tất cả các bệnh ung thư đều bắt nguồn từ đột biến gen. Còn tế bào ung thư là phiên bản đột biến của tế bào bình thường. Hiện có 2 loại đột biến gen là đột biến mắc phải hay đột biến di truyền, trong đó:
      • Đột biến mắc phải: Thường gặp, xuất hiện do đột biến gen trong quá trình sinh sống, chỉ một vài cơ quan, bộ phận mang tế bào đột biến, không di truyền cho thế hệ sau.
      • Đột biến di truyền: Ít gặp hơn, đột biến gen từ tế bào tinh trùng hoặc tế bào trứng, đột biến xuất hiện từ trong phôi thai và sao chép đến toàn bộ tế bào của cơ thể. Đây là loại đột biến di truyền lại cho thế hệ sau.
      Việc mang trong người một đột biến di truyền có thể làm cho một người có nguy cơ cao hơn mắc một số loại ung thư nhất định. Vì vậy, tầm soát nguy cơ mắc ung thư di truyền (xác định bạn có mang đột biến gen làm tăng nguy cơ ung thư) có 2 giá trị:
      • Kết quả âm tính: Giúp loại trừ nguy cơ phát triển ung thư do có mang đột biến di truyền
      • Kết quả dương tính: Giúp phòng ngừa giảm nguy cơ, xây dựng kế hoạch tầm soát ung thư chủ động và hiệu quả hơn
      Giúp tầm soát ung thư hiệu quả là: lựa chọn đúng thời điểm bắt đầu tầm soát + đúng phương pháp tầm soát để có thể phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm. Việc này giúp phát hiện sớm và can thiệp, điều trị bệnh ung thư hiệu quả lên hơn 90%. Ví dụ:
      Đúng thời điểm Đúng phương pháp
      Ung thư vú Dương tính: Tầm soát sớm từ năm 25 tuổi Dương tính: Chụp MRI mỗi năm
      Âm tính: Tầm soát từ năm 40 tuổi Âm tính: Chụp nhũ ảnh mỗi năm
      Ung thư đại - trực tràng Dương tính: Tầm soát sớm từ năm 20 tuổi Dương tính: Nội soi mỗi năm
      Âm tính: Tầm soát từ năm 50 tuổi Âm tính: Nội soi mỗi 10 năm
    • Ung thư di truyền khác gì với ung thư mắc phải?
      Theo thống kê, chỉ có 5-10% loại ung thư có khả năng di truyền, 90% còn lại là mắc phải - tức do tác động môi trường, lối sống. Ung thư do di truyền tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng thường khởi phát sớm và để lại hậu quả nặng nề nếu phát hiện muộn. Đặc biệt, ung thư di truyền có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đáng lưu ý, người có mang đột biến gen có nguy cơ phát triển thành ung thư cao gấp 10-40 lần so với người bình thường. Có thể phân biệt ung thư di truyền và ung thư mắc phải cơ bản như sau:
      UNG THƯ DI TRUYỀN UNG THƯ MẮC PHẢI
      Đột biến gen có sẵn và kế thừa từ thế hệ trước Đột biến gen phát sinh qua thời gian
      Có thể di truyền cho thế hệ sau Không di truyền cho thế hệ sau
      Có thể phát hiện từ rất sớm, ngay cả khi chưa có biểu hiện bệnh Khó phát hiện sớm cho đến khi có dấu hiệu rõ ràng ra bên ngoài hoặc di căn đến các bộ phận khác
      Đột biến tồn tại trong khắp cơ thể Đột biến chỉ xảy ra trong tế bào khối u hoặc một vài cơ quan
    • Tôi không phân biệt được những điểm khác biệt giữa xét nghiệm gen và xét nghiệm sinh hóa. Nó giống và khác nhau như thế nào? Vì sao xét nghiệm gen đôi khi cũng lấy mẫu máu giống xét nghiệm sinh hóa?
      Xét nghiệm gen giúp đánh giá nguy cơ, từ đó đưa ra chiến lược tầm soát hiệu quả nhất: Khi nào cần tầm soát - Tầm soát bằng phương pháp gì để phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm và điều trị hiệu quả 90%. Xét nghiệm sinh hóa cũng như chẩn đoán hình ảnh là các bước tiếp theo để tiến hành tầm soát. Việc tầm soát ung thư không được định hướng bằng tầm soát gen có thể dẫn đến phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn hoặc tốn kém nhiều chi phí và không cần thiết cho bản thân.
    • Nếu phát hiện có mang đột biến gen ung thư thì có điều trị được không?
      Việc phát hiện mang gen ung thư có ý nghĩa phòng ngừa chủ động và tầm soát sớm bệnh. Nếu phát hiện 1 người mang đột biến gen (gây ung thư) sẽ biết người đó có nguy cơ phát triển ung thư hay không. Nếu mang đột biến gây bệnh thì người đó có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều so với người bình thường không mang đột biến. Biết trước nguy cơ này giúp người mang gen tối ưu việc tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện sớm khi tế bào ung thư mới hình thành và áp dụng các biện pháp phòng ngừa chủ động để giảm tối đa khả năng phát triển thành bệnh.
    • Tại sao trong các gói tầm soát ung thư di truyền lại không có tầm soát ung thư gan?
      Ung thư gan chủ yếu do là nguyên nhân mắc phải (nhiễm trùng, rượu), nên không có khuyến cáo tầm soát nguy cơ ung gan di truyền.
    • Trong gia đình có người bị ung thư thì tôi có cần làm xét nghiệm gen không?
      Trong nhà có người bị ung thư thì càng nên làm xét nghiệm gen. Vì ung thư có thể do yếu tố môi trường, lối sống hoặc do gen. Bạn cần làm xét nghiệm gen để đánh giá chính xác nguy cơ của bản thân, từ đó có kế hoạch tầm soát hiệu quả nhất.
    • Nếu xét nghiệm gen/tầm soát nguy cơ ung thư do gen cho kết quả âm tính thì tương lai tôi có bị ung thư không?
      Gen chỉ là một trong 3 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngoài gen (di truyền), sự phát triển ung thư ở mỗi cá nhân còn là kết quả tương tác của 2 yếu tố khác là thói quen/ lối sống (chế độ ăn uống, tập luyện,…) và môi trường sống (chất lượng không khí, nước, stress,...). Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, anh/chị vẫn có thể bị ung thư do yếu tố môi trường và lối sống. Tuy nhiên nguy cơ mắc ung thư trên dân số chung thường thấp. Riêng nhóm người có mang đột biến di truyền sẽ có khả năng mắc ung thư cao hơn từ 10 - 40 lần.
    • Tôi có kết quả xét nghiệm gen âm tính, vậy người thân của tôi có cần tầm soát nguy cơ ung thư do gen hay không?
      Chỉ có một trường hợp không cần làm xét nghiệm gen: Ba mẹ cùng có kết quả âm tính thì không cần làm cho con.
    • Tôi đang bị ung thư, nhưng xét nghiệm gen bình thường, vậy người thân trong gia đình cần xét nghiệm tầm soát nguy cơ ung thư do gen/di truyền hay không?
      Bạn đang bị ung thư và kết quả xét nghiệm gen của bạn hoàn toàn bình thường. Điều đó cho thấy rằng nguyên nhân ung thư của bạn không do yếu tố di truyền, mà do 2 yếu tố còn lại là môi trường và lối sống gây nên. Tuy nhiên, không thể căn cứ vào đó để khẳng định chắc chắn rằng người thân trong gia đình bạn không có nguy cơ bị ung thư do gen. Do đó, người thân trong gia đình bạn vẫn nên chủ động tầm soát nguy cơ ung thư do yếu tố gen nếu muốn.
    • Tôi từng bị ung thư trực tràng cách đây 3 năm và đã được điều trị tốt, không biết trong tương lai bệnh có tái phát hay không? Xét nghiệm ONCOSURE giúp ích gì?
      Xét nghiệm gen không thể kết luận bệnh nhân có tái phát trong tương lai hay không. Nhưng nếu bệnh nhân bị ung thư sớm (< 45 tuổi) thì nên làm xét nghiệm ONCOSURE để kiểm tra có mang đột biến gen gây bệnh hay không, từ đó giúp tầm soát cho người thân trong gia đình.
    • Phát hiện mang gen ung thư có điều trị được không?
      Việc phát hiện mang gen ung thư có ý nghĩa phòng ngừa chủ động và tầm soát sớm bệnh. Nếu phát hiện 1 người mang đột biến gen (gây ung thư) sẽ biết người đó có nguy cơ phát triển ung thư hay không. Nếu mang đột biến gây bệnh thì người đó có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều so với người bình thường không mang đột biến. Biết trước nguy cơ này giúp bệnh nhân tối ưu việc tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện sớm khi tế bào ung thư mới hình thành và áp dụng các biện pháp phòng ngừa chủ động để giảm tối đa khả năng phát triển bệnh.
    • Gia đình tôi có người mắc bệnh về tim mạch. Vậy tôi có cần làm xét nghiệm GenCare Premium không?
      Theo khuyến cáo của Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ, những người có tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc bệnh mạn tính gợi ý nguyên nhân di truyền (như bệnh tim mạch di truyền…) và các cá nhân lo lắng, quan tâm về sức khỏe di truyền của bản thân nên thực hiện xét nghiệm gen để tầm soát bệnh mạn tính di truyền. Trường hợp của anh/chị phù hợp với các tiêu chí trong khuyến cáo nên việc thực hiện GenCare Premium là cần thiết.
    • Phát hiện sớm bệnh tăng cholesterol di truyền có ý nghĩa gì trong việc điều trị?
      Các cá nhân mắc bệnh lý tăng cholesterol máu di truyền có tỉ lệ đột quỵ, nhồi máu cơ tim cao gấp 3 lần so với người bình thường và đa phần xuất hiện đột quỵ trước 50-60 tuổi. Tăng cholesterol máu di truyền đòi hỏi phác đồ điều trị tích cực với mục tiêu hạ mỡ máu rất thấp và phác đồ điều trị riêng, phối hợp nhiều liệu pháp. Việc phát hiện sớm bệnh lý tăng cholesterol máu di truyền giúp khách hàng và bác sĩ chủ động lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp nhằm giảm biến chứng, cải thiện hiệu quả điều trị.
    • Nam bao nhiêu tuổi thì được thực hiện xét nghiệm MenCare?
      Xét nghiệm MenCare nên được thực hiện càng sớm càng tốt, ở bất kỳ độ tuổi nào.
    • Tôi có khối u ở ruột, đi khám thì đó là u lành, vậy tôi có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng không?
      Tiền sử bản thân có khối u ác tính ở ruột thì chắc chắn nên làm xét nghiệm. Trong trường hợp bạn có khối u lành, nếu lo lắng bạn vẫn nên đi làm xét nghiệm gen di truyền để kiểm tra về nguy cơ mắc ung thư.
    • Ba tôi từng mắc ung thư đại trực tràng, thì tôi có nguy cơ mắc bệnh không?
      Nếu bạn có tiền sử gia đình, tức người thân mắc ung thư, thì cách tốt nhất nên làm xét nghiệm gen di truyền để xác định chính xác nguy cơ mang đột biến gen gây bệnh hay không. Với kết quả đó, bác sĩ sẽ tư vấn kế hoạch theo dõi, tầm soát, phòng ngừa, thậm chí điều trị sớm cho từng đối tượng.
    • Ung thư tiền liệt tuyến, ung thư đại trực tràng di truyền khác gì với ung thư bình thường?
      Bệnh ung thư di truyền khác với bệnh ung thư thông thường ở nguyên nhân gây bệnh, thời gian phát bệnh và mức độ nguy hiểm. Cách điều trị của bệnh ung thư di truyền cũng khác so với bệnh ung thư thông thường (tùy mức độ của bệnh nhân).
    • Nếu tôi đã tầm soát ung thư vú định kỳ, thì tôi có cần phải làm xét nghiệm PinkCare không?
      PinkCare giúp xác định nguy cơ ung thư cao do di truyền, từ đó giúp:
      • Tăng tuân thủ tầm soát định kỳ.
      • Số lần khám định kỳ cần nhiều hơn để phát hiện triệu chứng bệnh cực kỳ sớm.
      • Khảo sát nguy cơ mắc bệnh cho người thân trong gia đình (khoảng 50%.).
    • Cần làm xét nghiệm PinkCare bao lâu 1 lần?
      Bạn chỉ cần làm 1 lần trong đời.
    • Bao nhiêu tuổi thì có thể làm xét nghiệm này được?
      Bạn có thể làm ở bất kỳ độ tuổi nào.
    • Nếu dương tính với PinkCare, tôi có thể chọn giải pháp nào phòng bệnh mà không cần cắt ngực?
      Nếu PinkCare dương tính thì có nhiều phương án để theo dõi và tầm soát sát sao hơn. Cắt ngực chỉ là 1 lựa chọn trong các phương án. Gene Solutions có đội ngũ bác sĩ chuyên sâu về ung thư sẽ tư vấn kỹ về kế hoạch và cách thức phòng ngừa khi có kết quả dương tính.
    • Mẹ mình bị ung thư vú vậy liệu mình có bị không?
      Khả năng di truyền ung thư vú từ mẹ sang bạn là 10%. Tỷ lệ này cao hơn nếu mẹ bạn phát hiện ung thư vú ở độ tuổi <50 tuổi. PinkCare giúp xác định có yếu tố di truyền từ mẹ sang bạn không.
    • Lỡ mang gen ung thư vú di truyền có phòng tránh được không?
      • Phát hiện mang gen di truyền giúp xây dựng kế hoạch theo dõi, phòng ngừa chủ động cho riêng bạn
      • Giảm nguy cơ phát triển bệnh và phát hiện rất sớm ung thư
      • Phát hiện sớm ung thư có thể điều trị tốt 98.7%
      • Giúp xác định các thành viên trong gia đình có nguy cơ tương tự để phòng ngừa.
    • Nếu gia đình có nhiều người bị thừa cân, béo phì, cao mỡ máu, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não thì có di truyền cho con cháu hay không? Dấu hiệu nào khi tăng cholesterol trên lâm sàng mà cần xét nghiệm gen?
      Nên nghĩ đến yếu tố di truyền khi có người thân trong gia đình mắc bệnh mạch vành/tim mạch sớm (cha dưới 55 tuổi, mẹ dưới 60 tuổi). Ngoài ra, các dấu hiệu lâm sàng gợi ý nguyên nhân do di truyền bao gồm các mảng ứ đọng mỡ máu (xanthomas) ở da, gân cơ, bà mống mắt, chỉ số cholesterol xấu tăng cao (LDL-C trên 190 mg/dl ở người lớn và LDC-C trên 160 mg/dl ở trẻ em). Khi có người thân trong gia đình chẩn đoán mắc bệnh.
    • Rối loạn mỡ máu di truyền khác gì với rối loạn mỡ máu thông thường?
      Nguyên nhân của rối loạn mỡ máu di truyền là do yếu tố di truyền, thường gặp nhất là mang đột biến trội trên một trong ba gen (gen LDLR, gen PCSK và gen APOB) liên quan đến chuyển hoá LDL, gây mất chức năng của gen làm giảm sự thanh lọc LDL-C ra khỏi huyết tương, dẫn đến nồng độ LDL-C tăng cao đáng kể trong máu ngay từ khi sinh ra. Nếu cha hoặc mẹ mang đột biến gây bệnh thì 50% con có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị tăng mỡ máu (thông thường) do yếu tố lối sống (chế độ ăn nhiều chất béo, lười vận động, stress), béo phì, tuổi tác và thứ phát do các bệnh lý khác.
    • Nếu tôi mắc bệnh tăng Cholesterol máu di truyền nhưng điều trị theo phác đồ điều trị thông thường thì có được không?
      Không nên vì sẽ gây nguy hiểm cho chính người bệnh, lãng phí thời gian - tiền bạc vào phác đồ điều trị không phù hợp. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, người mang đột biến gen (tăng Cholesterol máu di truyền) được xếp vào nhóm nguy cơ cao và nguy cơ rất cao, nguy cơ bệnh mạch vành và tử vong cao gấp 3 lần người bình thường (dù có cùng chỉ số LDL-C máu). Ngưỡng nguy hiểm và phác đồ điều trị của 2 loại bệnh này khác nhau nhưng dễ bị nhầm lẫn hoặc bỏ qua; từ đó điều trị sai mục tiêu, liều lượng thuốc... dẫn đến các biến chứng “oan” cho người bệnh.
    • Xét nghiệm này có thay thế cho xét nghiệm Cholesterol máu thông thường không và cần làm định kỳ không?
      Xét nghiệm gen chỉ cần làm 1 lần trong đời giúp chẩn đoán tăng Cholesterol máu do nguyên nhân di truyền. Nếu kết quả dương tính, người mang đột biến sẽ được theo dõi bằng phác đồ điều trị riêng, trong quá trình đó vẫn phải kiểm tra nồng độ LDL-C máu theo định kỳ để đạt mục tiêu điều trị đề ra. Vì vậy, xét nghiệm gen không thay thế xét nghiệm máu thông thường.

Những câu hỏi thường gặp khác

PHÒNG LAB ĐẠT CHUẨN QUỐC TẾ

  • Trụ sở tại TP.HCM:
    186 - 188 Nguyễn Duy Dương, Phường 2, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
  • Văn phòng tại Hà Nội:
    Tòa nhà NHS Center, Tầng 5, Số 214 Hào Nam, P.Cát Linh, Q.Đống Đa, Hà Nội
  • Hotline:
    0287 101 8688 (Phím 1)
    0911 649 383

Thông tin

  • Tuyển dụng
  • Thông tin dịch vụ
  • Chính sách mua hàng
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Tuyển dụng
  • Thông tin dịch vụ
  • Chính sách mua hàng
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật

Thị trường

  • Việt Nam
  • Singapore
  • Thái Lan
  • Indonesia
  • Philippines
  • Việt Nam
  • Singapore
  • Thái Lan
  • Indonesia
  • Philippines

Sản phẩm

  • Chăm sóc thai kỳ
  • Chẩn đoán bệnh di truyền
  • Khám phá bản thân
  • Phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị ung thư
  • Tầm soát bệnh di truyền
  • Chăm sóc thai kỳ
  • Chẩn đoán bệnh di truyền
  • Khám phá bản thân
  • Phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị ung thư
  • Tầm soát bệnh di truyền

© 2018 All rights reserved​

DMCA.com Protection Status
Facebook Youtube Linkedin